Làm sao giúp trẻ không giật mình khi ngủ
Những đứa trẻ sơ sinh cho đến một vài tuổi khi ngủ thường hay bị giật mình, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này. Vậy, phải làm sao để trẻ ngủ ngon hơn, vì chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình trưởng thành của bé. Tuticare Ngô Gia Tự đưa ra một số lí do và cách xử lí như sau:
Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ thần kinh chưa phát triển do đó khi có một kích thích bên ngoài (ánh sáng, tiếng động…) trẻ sẽ giật mình toàn thân. Ngoài ra, giật mình còn có thể do thiếu một số chất vi lượng như vitamin D, photpho.
Nói chung giật mình là một phản xạ lành tính, chị nên hạn chế những kích thích bên ngoài như ánh sáng, tiếng động, hạn chế những tác động làm cho trẻ hoảng sợ. Có thể tham khảo các bác sĩ chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng, bé sẽ ngủ ngon giấc hơn.
Một lí do khác là bé gặp ác mộng. Mặc dù có nhiều nghiên cứu về hoạt động của não bộ trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh, nhưng không ai dám chắc 100% là bé đang mơ thấy gì. Chu kỳ ngủ của các bé rất khác nhau và đa số giấc ngủ của bé là giấc ngủ nhanh REM (giai đoạn mà khi ngủ mắt chuyển động nhanh). Đây cũng là giai đoạn mà các giấc mơ hay xuất hiện.
Trong giai đoạn REM, các bé thường co giật và nhấp nháy mí mắt, hơi thở không đều và có vẻ ngủ không yên. Nhiều bé sẽ la lên hoặc khóc, có vẻ như thức tới nơi. Ba mẹ chỉ nên quan sát bé và giữ im lặng xem thế nào, dù rằng không làm được gì cho con sẽ khiến bạn bối rối một chút. Đa số chúng ta đều gặp ác mộng rồi nên cũng dễ suy đoán con chúng ta ngủ không ngon là do ác mộng.
Mặc dù bạn rất lo cho con nhưng cố đừng ẵm con lên khi bé bị giật mình hoặc có dấu hiệu ngủ không yên. Điều này có thể làm cho bé luôn cần có ba mẹ để ngủ trở lại. Nếu bé thực sự cần vỗ về, bé sẽ thức hẳn và khóc theo một cách rất khác.
Khi bé gặp ác mộng, bật dậy và kể lại cho ba mẹ về giấc mơ của mình, cần xử lí như thế nào? Làm sao giúp trẻ không giật mình khi ngủ nữa?
Ba mẹ cần có mặt lúc bé thức giấc trong sợ hãi.
Ngồi vào giường ôm bé và trấn an “Bây giờ con không sao, ba mẹ đây rồi”. Vậy là đủ.
Cho bé uống nước, ngồi với bé đến khi bé bình tĩnh kể lại giấc mơ và điều làm bé sợ sẽ giúp bé quên dần những hình ảnh không đẹp trong mơ.
Ba mẹ chủ yếu chỉ cần trấn an bé chứ không cần giải thích về giấc mơ vì các bé cũng quá nhỏ để hiểu hết.
Đừng tự làm mình áp lực, hãy thoải mái. Bạn chỉ cần trấn an bé để bé ngủ tiếp là đủ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét