Tuticare Ngô Gia Tự Hà Nội - Con bạn hay cắn, đang được bạn bế trên vai cũng cắn, đang bú cũng cắn, lí do gì khiến bé như vậy? Hãy tham khảo một vài lí do thường gặp sau đây:
Trẻ em chưa biết điều khiển cơ thể mình và chưa biết nói nhiều nên gặp khó khăn khi muốn người khác giúp đỡ. Nó cũng chưa biết cách chơi cùng bạn bè và sử dụng từ ngữ để diễn đạt các cảm xúc của mình. Vì thế, bé tìm cách cắn, đánh hoặc đẩy người khác. Cắn là hành động thể hiện cảm xúc và giải toả của bé.
>>Xử lý: Nếu trẻ căng thẳng do những chuyện xảy ra trong gia đình, bạn cố gắng thu xếp nếp nhà càng giống trước càng tốt. Thông thường, các hoạt động như thư giãn trong bồn tắm, chơi nặn đất sét... sẽ giúp giải tỏa căng thẳng tốt.
Lí do gì khiến con bạn hay cắn - ảnh minh họa |
Nhiều trẻ hay cắn người khác trong những năm đầu đời. Bé mọc chiếc răng đầu tiên trong khoảng từ 4 tới 7 tháng tuổi. Khi nướu bắt đầu nứt, bé sẽ cảm thấy khó chịu và muốn nhai một thứ gì đó. Một số em bé cắn người khác khi bị kích thích hoặc khi đang chơi. Đây là một hiện tượng bình thường trong quá trình phát triển của trẻ.
>> Xử lý: Bạn hãy đưa cho con một thứ gì đó để con cắn. Thay vì để con cắn bạn, hãy cho bé những loại đồ chơi thiết kế cho trẻ ngậm, hoặc tốt nhất là các đồ chơi ngậm nướu, những chiếc ngậm nướu lạnh còn có khả năng xoa dịu cơn đau, ngứa nướu của bé, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
Với các bé bước qua mốc 1 tuổi, bé có thể cắn mẹ (hay người chăm sóc) để gây sự chú ý. Khi bạn lơ là, bé sẽ tìm cách để bạn chú ý tới bé hơn. Và bé biết rằng nếu cắn bạn, nó sẽ nhanh chóng nhận được sự chú ý của bạn, mặc dù bạn bị đau.
Cắn người khác còn là một cách mà bé dùng để điều khiển họ. Nếu muốn giành một món đồ chơi hoặc muốn một đứa trẻ đi chỗ khác, bé sẽ nhanh chóng đạt được những ý muốn này khi cắn bạn.
>> Xử lý: Nếu bé cắn để gây sự chú ý, bạn hãy cố gắng dành thời gian đặc biệt cho con: Đọc sách, lăn bóng qua lại hoặc đi dạo.
Nếu bé thường cắn bạn bè khi tranh giành đồ chơi, có thể phải mua thêm một món đồ chơi tương tự như vậy. Vào thời điểm đó, mọi cố gắng trong việc dạy con chia sẻ đồ chơi đều không có hiệu quả. Bé ở lứa tuổi này chưa hiểu khái niệm về chia sẻ đồ chơi.
Bé thích tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra sau một hành động của mình. Khi đập chiếc thìa xuống đất, bé sẽ nghe thấy tiếng động. Khi ném đồ chơi vào cũi, bé sẽ nhìn thấy đồ chơi rơi. Bé cũng sẽ hiểu rằng khi bé cắn người khác, mọi người sẽ kêu lên và muốn thử nghiệm điều này.
>> Xử lý: Đây là tín hiệu tốt. Tuy nhiên, bạn nên để ý và giúp con phân biệt cái nào có thể cắn, cái nào không. Hãy nói “Con không được cắn” bằng giọng nghiêm túc và ngay lập tức đưa bé ra chỗ khác. Đừng nói dài dòng lý do vì sao bé không được cắn, bởi bé còn quá nhỏ để hiểu những giải thích rối rắm. Chỉ cần đưa bé ra chỗ khác, nhìn bé nghiêm khắc và bỏ mặc bé một vài phút. Các bé tuổi chập chững rất thích lôi kéo sự chú ý của mẹ. Nếu bé nhận ra rằng, cắn không làm mẹ quan tâm thì bé sẽ sớm dừng “trò” này.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét